Tuesday, June 26, 2007

Thái Lan đẩy mạnh việc sử dụng biodiesel

Vừa qua, bộ trưởng Bộ năng lượng Thái Lan Piyasvasti Amranand đã thông báo về việc bắt buộc sử dụng B2 tại 10 ngàn trặm xăng dầu trên khắp đất nước cho tới tháng 1 năm 2008, sau đó sẽ chuyển sang B5.

Vào đầu năm 2007, bộ năng lượng Thái Lan đã đưa ra mục tiêu tăng mức tiêu thụ biodiesel từ 500 ngàn lít/ngày trong năm 2007 lên 4 triệu lít/ngày vào cuối năm 2011 (tương đương 7% lượng dầu diesel tiêu thụ).

Thái Lan cũng đề ra kế hoạch thay thế 20% lượng nhiên liệu truyền thống bằng nhiên liệu sinh học trong vòng 5 năm tới.

Nguồn:
http://www.bangkokpost.com/topstories/topstories.php?id=119335
http://www.greencarcongress.com/2007/06/thailand_to_enf.html

Ảnh: http://www.business-in-asia.com/energy/biofuel_conference.html

Monday, June 25, 2007

Đông Âu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất biodiesel cho Châu Âu!

Liên minh Châu Âu và nhiều công ty đa quốc gia đang xem xét việc thu mua nguyên liệu sản xuất biodiesel từ các nước Đông Âu và Nga.

Nhà máy tại Prizwalk, Đức (trực thuộc European Oil Products Biodiesel) đang tiếp nhận dầu cải từ nhà máy sản xuất dầu thực vật tại Liepaia, Latvia.

Tương tự, Archer Daniels Midland Co. (ADM) sử dụng dầu thực vật từ hãng IMEZ, Ukraine.

Nguyên liệu sản xuất biodiesel có thể được cung cấp từ Liên bang Nga. Bộ trưởng bộ nông nghiệp Nga trong Hội Nghị Xanh, 2007 tại Berlin thông báo rằng Nga có thể mở rộng việc phát triển các cây lấy dầu như cải dầu để sản xuất nhiên liệu và cung cấp cho liên minh Châu Âu. Bộ trưởng cũng cho biết thêm hiện tại Nga có khoảng 20 triệu hecta diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng và tiềm năng phát triển nhiên liệu sinh học của Nga có thể sánh ngang với Mỹ.

Nguồn: http://www.bioethanol.ru/biodiesel/news/rossija_vostochnaja_evropa_udovletvorjat_spros_v_evrope_na_syre_dlja_biodizelja/

Wednesday, June 13, 2007

Thụy Điển nhập khẩu biodiesel từ Indonesia!

Thụy Điển đang mong muốn nhập khẩu biodiesel từ Indonesia. Chính phủ nước này dự định sẽ sử dụng biodiesel từ Indonesia nhằm giảm lượng nhiên liệu từ dầu mỏ còn khoảng 50% vào năm 2020.

Hãng Scanoil, Thụy Điển đang xúc tiến kế hoạch trồng jatropha tại Indonesia để sản xuất biodiesel.


Nguồn: http://www.scandasia.com/viewNews.php?coun_code=se&news_id=3329

D1 Oils Asia Pacific thúc đẩy việc phát triển cây dầu mè

D1 Oils Asia Pacific (chi nhánh của D1 Oils UK) đang cố gắng thuyết phục nông dân trồng jatropha để sản xuất biodiesel. D1 sẽ cung cấp cây giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân.

D1 rất tin tưởng vào việc nhu cầu sử dụng biodiesel sẽ tăng cao trong tương lai và Đông Nam Á chính là vùng có khí hậu lý tưởng để phát triển cây dầu mè như nguồn nguyên liệu đầy tiềm năng.

Nguồn:

Tại Disneyland bắt đầu dùng biodiesel!

Bốn đầu máy xe lửa tại Disneyland đang chạy bằng B98. Phát ngôn viên của Disneyland cho biết việc sử dụng biodiesel sẽ giúp họ tiết kiệm tới 150 ngàn galông dầu diesel mỗi năm và gỉam khoảng 80% lượng khí thải CO2. Disneyland cũng đang lên kế hoạch sử dụng biodiesel cho những máy móc khác của họ.

Nguồn: http://www.ocregister.com/ocregister/news/local/anaheim/article_1654549.php

Tuesday, June 12, 2007

Camelina – Nguồn nguyên liệu mới để sản xuất biodiesel tại Mỹ

Tại Oregon và Idaho đang nghiên cứu khả năng sản xuất biodiesel với quy mô lớn từ dầu camelina. Từ bang Washington đến bang North Dakota có thể trồng tới 1 triệu acrơ (0,4 hecta) camelina trên những vùng đất không thích hợp cho việc trồng trọt. Tại những trang trại ở bang Montana đã trồng khoảng 50 ngàn acrơ camelina. Trường đại học Idaho và Washington đã trồng camelina tại những vườn thực nghiệm.

Camelina rất dễ trồng, ít bị phá hoại bởi sâu bọ. Việc trồng camelina không đòi hỏi phân bón, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu đắt tiền. Gía thành của dầu camelina dự đoán chỉ bằng một nửa dầu canola.

Hãng công nghệ sinh học Puget Sound đang nghiên cứu để tăng sản lượng camelina lên tới 50%.


Nguồn:
http://www.bioethanol.ru/biodiesel/news/895/

Friday, June 8, 2007

Tàu hỏa đầu tiên tại Châu Âu chạy bằng biodiesel

Chiếc tàu đầu tiên của châu Âu này sẽ hoạt động ở Dorset (Anh) trong nỗ lực giúp ngành đường sắt thân thiện hơn với môi trường.

Tàu hoả mang tên Virgin Voyager sẽ được sử dụng trên tuyến Weymouth tới Waterloo trong thử nghiệm kéo dài 6 tháng, và hành khách sẽ không thấy có gì khác biệt so với tàu hoả thông thường.

Virgin sử dụng nhiên liệu hỗn hợp chứa 20% diesel sinh học, là sản phẩm hợp tác giữa Hiệp hội các công ty đường sắt và Uỷ ban tiêu chuẩn và an toàn đường sắt Anh.

Nếu thành công, chiếc tàu sẽ chuyển sang sử dụng 100% nhiên liệu mới, giúp cắt giảm 14% lượng khí nhà kính CO2.

Chủ tàu, ông Richard Branson, cho biết sự hoán cải sang Voyager, nếu thử nghiệm thành công, sẽ tương đương với việc rút 23.000 chiếc xe hơi ra khỏi đường phố một năm.

Nguồn:
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/06/3B9F6EC6/
Ảnh: http://www.ces-cts.co.uk/ces-cts/images/virgin-train-sml.jpg